Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh - 3 Điều Quan Trọng Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng Ngôn Từ Trong Trình Bày

1. Rõ ràng
Cũng như ánh sáng giúp người ta thấy rõ sự vật, thì sự rõ ràng của ngôn từ sẽ giúp cho người nghe hiểu được thông điệp chúng ta trình bày. Do đó, điều đầu tiên cần thiết của bài trình bày là chúng ta cần dùng ngôn từ cách chính xác, rõ ràng, cấu trúc câu ngắn gọn, logic.
Cách riêng, khi bạn ở vai trò là quản lý, lãnh đạo thì điều này là tối quan trọng trong việc truyền cảm hứng và động viên nhân viên hay truyền tải thông điệp đến đối tác, khách hàng. Lẽ thế mà ceo của GE: Jeff Immelt đã từng nói:
Mọi nhà lãnh đạo đều cần trình bày rõ ràng 3 điều mà tổ chức đang  tập trung thực hiện. Nếu không thể làm được điều này nghĩa là bạn đang lãnh đạo không tốt ”.
Và John Chen – CEO của Sybase cũng đã chia sẻ: “Yếu tố thành công quan trọng nhất đối với bất kì ai đang ở vị trí lãnh đạo là khả năng trình bày thông điệp một cách súc tích và rõ ràng
Quả thật như vậy, cách đầu tiên để giúp người nghe cảm nhận và hiểu được ý nghĩa thực sự bạn muốn trình bày thì chúng ta cần xây dựng thông điệp cách rõ ràng nhất có thể.
Và quốc chia sẻ 1 công cụ hữu ích này đến mọi người để tự thực hành nhé, nó mang tên là: CL-N3
  • C - cốt lõi: tự đặt câu hỏi cho thông điệp của mình trước khi nói ra: điểm cốt lõi nằm ở đâu?
  • L – loại: từ nào có thể loại bỏ được mà ý nghĩa câu vẫn giữ nguyên.
  • N – ngắt: khi chúng ta nói hãy tập ngắt những câu dài ra thành những câu ngắn có nghĩa. ( nhiều trường hợp do hơi chúng ta ngắn mà lại có tật “tham lam” muốn nói nhiều, mà còn nói nhanh nên dẫn đến là “ cứ như súng liên thanh, nả đạn liên hoàn cước”, rối cuộc người nghe chẳng nhớ từ nào, chưa kể là còn đưa người nghe vào trạng thái đau tim hay đứt thở vì nghe không kịp.
  • 3 – 3 ý, 3 điều: thông tin này quốc đọc được ở 1 bài viết và ứng dụng thấy hiệu quả lắm. Các nhà tâm lý học gọi nó là “số 3 thần kì”. Họ nghiên cứu ra rằng não bộ con người có khả năng nhớ tốt nhất khi số ý, số điều…nằm ở con số 3. Trong 1 lần chia sẻ chỉ nên chia sẻ tối đa 3 ý, 3 điều…thôi. Đừng chia sẻ quá nhiều ý, quá nhiều điều.
VD: Bạn họp với team của bạn trong 15 phút và bạn nói là: anh có 5 điều muốn chia sẻ với team trong buổi họp hôm nay. Thì điều chắc chắn là sẽ không được mấy nhân viên nhớ được 5 điều bạn chia sẻ đâu => Không nhớ => Không làm => Không đạt kết quả => Bạn điên tiết lên => Xử đẹp nhân viên.
Bình tĩnh lại nào, nhiều khi cũng do mình “tham” chia sẻ nên làm khổ nhân viên. Rút kinh nghiệp, thay vì vậy hãy “túm nó lại” thành 3 điều thôi. Như thế bạn đã giúp nhân viên dễ dàng nhớ, và làm điều bạn muốn họ thực thi.
Cách thực hành
  • Trong khi các bạn lướt đọc báo thì hãy chú ý tiêu đề những bài báo đó, cách họ viết đã đủ ngắn gọn chưa, thông điệp có dễ hiểu không? Có cách nào khác tốt hơn nữa chứ?
=> Dần dà bạn sẽ tạo thành phản xạ và tích lũy cho mình vốn từ “kha khá” đủ để ứng biến nhanh trong các tình huống mà vẫn đảm bảo rõ ràng, đúng thông điệp.
  • Hãy xem những clip quảng cáo trên youtube, tv… để ý cách họ dùng ngôn từ. Vì thường 1 clip quảng cáo sẽ giới hạn số giây 15’’, 25’’…nên bắt buộc họ phải “chắt lọc” để clip quảng cáo hiệu quả và không tốn quá nhiều tiền cho nhà đài.
  • Khi đọc sách hãy highlight những từ cụm từ hay, khả năng diễn đạt tốt. Làm dần dần bạn cũng sẽ “tăng” nhanh vốn từ đến nổi bạn sẽ bất ngờ với bản thân mình đấy.
  • Khi nghe nhạc, hãy chú ý những câu từ hay mà các nhạc sĩ đã “chọn lọc” để diễn đạt, hãy ghi nhớ, học những cách dùng từ đó nhé.
2. Gần gũi: 
Trong quá trình trình bày nên dùng những ngôn từ giản dị dễ hiểu, gần gũi với người nghe là một khâu hết sức quan trọng. Nếu dùng những ngôn từ khó hiểu, mơ hồ huyền hoặc, thì bất kể nội dung có hay đi chăng nữa, thì cũng không thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Thật thế, diễn giả khi dùng ngôn từ phải có sự lựa chọn, rành mạch sáng sủa. Diễn giả khéo dùng ngôn từ, diễn đạt một cách hấp dẫn lưu loát tư tưởng của mình sẽ khiến người nghe vui vẻ đón nhận. Còn diễn giả nào sử dụng ngôn từ không khéo léo, tư tưởng không rành mạch, rõ ràng thường làm cho người nghe mệt mỏi, tạo nên sự căng thẳng khó chịu. 
3. Giàu hình tượng 
Ngôn từ giàu hình tượng tức là những ngôn từ có khả năng “chạm” đến các giác quan của người nghe. Làm cho người nghe có cảm giác như chính họ đang ở trong “bức tranh, thước phim” đó. Giúp cho người nghe có khả năng:
  •  Nhìn thấy những gì bạn đã nhìn thấy
  •  Nghe được những âm thanh mà bạn đã nghe 
  •  Cảm nhận được, nếm được cái vị, ngửi được cái mùi
Mà bạn đã từng hoặc điều mà bạn muốn họ có cơ hội được trãi nghiệm.
Những ngôn từ giàu hình tưởng sẽ giúp thông điệp của chúng ta in sâu vào tâm trí của người nghe. Để làm được điều đó, ta cần chú ý 3 điểm sau:
Điểm đầu tiên: bạn cần kiểm soát, thu hút và tạo đủ độ hấp dẫn để người nghe lắng nghe bạn. 
Điều này rất quan trọng, nó giống như việc chúng ta bật công tắc điện ở nhà vậy, đèn chỉ sáng khi công tắc được bật on, còn nếu công tắc vẫn ở chế độ off thì dòng điện không thể len lỏi, chạy tới làm sáng bóng đèn được. Tương tự như thế, nếu người nghe chưa ở trong trạng thái lắng nghe bạn thì bạn không thể thâm nhập vào suy nghĩ của họ được và càng không thể dẫn lối luồng suy nghĩ  của họ tiếp theo được.
Tới đây, một số anh chị em sẽ hỏi: Quốc ơi! vậy thì làm cách nào để thu hút và khiến người nghe lắng nghe mình?
Quốc xin trả lời là: đây là cả 1 nghệ thuật gồm nhiều bí quyết, hẹn café để chia sẻ thêm nheng, chứ trong bài viết này không thể chia sẻ hết được.
Điểm thứ 2: chúng ta nên sử dụng những động từ, tính từ, trạng từ có khả năng miêu tả trực quan, sống động.
VD: Trước khi đọc phần ví dụ anh chị làm theo Quốc trước đã nhé.
Anh chị em hít 1 hơi thở thật sâu, rồi từ từ từ thở ra cách nhẹ nhàng, nhẹ nhàng….okie, rất tốt. Rồi, bây giờ cùng quốc đọc chậm rãi đoạn văn dưới, chú ý các từ ghi hoa và hình dung ra bức tranh ấy luôn nhé:
“ Mặt trăng tròn từ từ nhô lên sau lũy tre. Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao lấp lánh như những con đom đóm nhỏ. Ánh trăng dịu mát tỏa xuống, chảy loang lổ trên mặt đất, trên các cành cây ngọn cỏ … không gian mới yên tĩnh làm sao ! Chỉ còn tiếng sương đêm rơi lốp bốp trên lá cây và tiếng côn trùng rả rả trong đất ẩm. Chị gió chuyên cần nhẹ nhàng bay làm rung mấy ngọn xà cừ ven đường…”
Qua đoạn văn này, chúng ta hãy để ý lại những cụm từ in hoa thì sẽ thấy nó có khả năng miêu tả rất sống động và tinh tế đúng không nào. Và đâu đó anh chị cũng hình dung ra được bức tranh ấy.
Điểm thứ 3:
Quay trở lại với đoạn văn trên, bạn hình dung nếu như chúng ta trình bày đoạn văn trên theo phong cách kể chuyện, và chúng ta đặt sự nhấn nhá trong ngữ điệu có sự lên – xuống, trầm – bổng. Đồng thời cộng với những điệu bộ, cử chỉ  sao cho ăn khớp với những động từ, tính từ đó thì chắc chắn sẽ tạo ra hiệu ứng rất cao nơi người nghe và làm người nghe “như đang sống” trong “thước phim” đó vậy.
Nguồn: Nguyễn Thành Quốc
 
Nguyễn Thành Quốc
Anh là người sáng lập và điều hành Tâm Tâm Training từ 1/2016. Tâm Tâm Training là tổ chức đào tạo được tin yêu, tập trung nghiên cứu và triển khai những giải pháp về phát triển năng lực trình bày/thuyết trình/đào tạo/huấn luyện/diễn thuyết/hùng biện dành cho các cá nhân và tổ chức.

Các chương trình huấn luyện tiêu biểu được anh Nguyễn Thành Quốc thiết kế và trực tiếp đào tạo

Công thức góp phần tạo nên thành công trong đào tạo của anh Nguyễn Thành Quốc gói gọn trong trong 4 chữ T: Từ Tâm - Tâm Lý - Tâm Huyết - Truyền Cảm Hứng

 
Chia sẻ:

Bình Luận