Đây Là Phương Pháp Mở Đầu Mà Các Guru Trong Đào Tào, Hay Những Nhà Lãnh Đạo Gọi Là "Đỉnh Cao Trong N
Đó là phương pháp mở đầu bằng cách "kể chuyện".
Hãy hình dung, trong buổi Year end Party, hay trong buổi Tri ân khách hàng cuối năm, hoặc sau tết công ty có buổi gặp đầu năm để lên tinh thần cho đội ngũ.
Vì sao lại là Kể chuyện?
Tâm lý chung là chúng ta thích nghe kể chuyện, thuở nhỏ chúng ta thường được cha mẹ kể chuyện, tối tối được ông bà kể cho nghe những câu chuyện cổ tích, rồi khi lớn lớn chúng ta được Thầy cô trong trường kể những câu chuyện như Thach sanh - Lý Thông, Mai An Tiêm v.v... Đến thời sửu nhi, ô mai thì lại thích được ai đó kể chuyện tình yêu trai gái, hò hẹn. Khi mới ra trường luôn ngóng nghe câu chuyện của buổi đầu xin việc, những khó khăn lúc mới đi làm của bậc đàn anh. Lớn hơn nữa là những câu chuyện khởi nghiệp, câu chuyện thành công của người này người kia ... ôi muôn vàn thể loại chuyện khiến ta "thích thú", "chăm chú" lắng nghe...
Do vậy, từ nhỏ đến lớn hầu hết mỗi người chúng ta đã có thói quen thích được nghe kể chuyện và có 1 sự tò mò khó cưỡng với những tình tiết chuyện kể.
Cho nên chúng ta hãy tận dụng "yếu tố tâm lý chung này" vào trong phần mở đầu của bài trình bày, bài thuyết trình để nhanh chóng cuốn hút người nghe, tạo được sự đồng điệu, khai thông và kết nối cảm xúc với người nghe.
Năm 2015, trong một chương trình chia sẻ về chủ đề: “Tư duy tích cực và Sự ảnh hưởng” Quốc đã mở đầu buổi chia sẻ với một giọng trầm ấm bằng phương pháp kể chuyện - chuyện ngắn kể về “2 Anh em sinh đôi”:
Có 2 anh em sinh đôi, sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở Mỹ, mẹ của họ là người ham mê cờ bạc, đề đám, còn bố là kẻ nghiện rượu mà lại còn có tính khí hung tàn.
Những người xung quanh ai cũng thấy thật tội nghiệp cho 2 đứa trẻ. Và họ đều tin rằng 2 anh em họ sau này chắc cũng chẳng thể khá khẩm hơn được.
Họ đã đúng, nhưng họ chỉ đúng 50%.
30 năm sau 2 anh em họ đi theo 2 con đường hoàn toàn trái ngược nhau.
Cậu em chuyên làm việc ác, trộm cướp, rượu chè và gái gú. Rồi cậu rơi vào vòng lao lý, xiêng xích tù tội.
Ở trong tù có phóng viên vào phỏng vấn người em:
Ở trong tù có phóng viên vào phỏng vấn người em:
Vì sao anh lại có kết cục thê thảm như ngày hôm nay vậy?
Người em trả lời:
"Bởi vì cha tôi,
Bởi vì mẹ tôi,
Bởi vì gia đình của tôi như thế, cho nên tôi ra nông nổi này"
Lúc này người anh đã trở thành doanh nhân rất thành công, mà còn thắng cử trở thành một nghị sĩ tài ba ở Mỹ.
Trong ngày nhậm chức, người phóng viên ấy cũng đã đến phỏng vấn người anh của cặp song sinh này.
Phóng viên hỏi:
Phóng viên hỏi:
”Vì sao anh lại có được thành tựu lớn lao như ngày hôm nay?”
Người anh cũng trả lời:
"Bởi vì cha tôi,
Bởi vì mẹ tôi,
Bởi vì gia đình của tôi như thế, cho nên tôi phải nổ lực gấp ngàn lần để thay đổi, để thành công và cống hiến cho xã hội"
(Quốc dừng lại 3 nhịp thở và đưa ánh nhìn xuống dưới mọi người. Sau đó đẩy giọng và cung bậc cảm xúc lên 1 bậc cao hơn)
Vì sao 2 anh em này cùng sinh ra trong 1 thời điểm, cùng lớn lên trong môi trường khắc khổ như nhau nhưng 2 số mệnh lại hoàn toàn khác nhau như thế?
Đâu là lý do dẫn đến sự khác biệt này?
Phải chăng đó chính là do thái độ sống khác nhau?
Phải chăng là do cách họ suy nghĩ và phản ứng lại với những sự việc bất trắc trong cuộc sống này?
(Đến đây, Quốc hạ giọng, điềm đạm, chậm rãi... nhưng giữ 1 phong thái uy nghiêm, quyết đoán)
Và đó... chính là sự khác biệt... đến từ... một "tư duy tích cực".
Vậy làm thế nào để chúng ta nuôi dưỡng 1 thái độ sống tích cực?
Làm thế nào để chúng ta cảm thấy tràn đầy năng lượng để tạo nên những bước đột phá mạnh mẽ trong cuộc sống và tác động, ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh?
Chào mừng các anh chị đến với buổi chia sẻ với chủ đề:
“Tư duy tích cực và Sự ảnh hưởng” hôm nay.
- Anh Chị Em hãy tập luyện phương pháp mở đầu này và để sẵn "trong túi vài mẫu chuyện hay" để sử dụng bất cứ khi nào cần trình bày, chia sẻ.
- Sẽ tuyệt vời, nếu đó là câu chuyện từ chính trải nghiệm cá nhân của Anh Chị Em và có liên quan đến chủ đề Anh Chị Em sẽ trình bày, vì đó sẽ là câu chuyện duy nhất, khác biệt nhất nên khi nghe, khán giả sẽ chăm chú để biết phần tới của câu chuyện là gì? Kết thúc ra sao?
- Anh Chị Em cũng có thể sưu tầm những mẫu chuyện hay, ghi chép lại vào sổ tay để làm "vốn sống của mình". Một trí nhớ tốt không bằng 1 nét mực mờ => Hãy ghi chép lại tất cả những gì Anh Chị Em đã làm, đã trải nghiệm, đã quan sát, đã nghe => Tích tiểu thành đại, và tới 1 lúc nào đó nó sẽ là bửu bối không thể mua được bằng tiên...mà là bằng rất rất nhiều tiền.
Nói vậy thôi chứ những trải nghiệm, những câu chuyện cá nhân của mỗi người chúng ta tại những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống là điều vô giá mà ta cần trân trọng.
Hãy ghi chép lại để ta thấy ta còn trẻ và đang lớn lên mỗi ngày.
Ghi chú:
1/ Đây là phương pháp đòi hỏi chúng ta phải dày công rèn luyện, chúng ta cần tích lũy về vốn sống và cả vốn từ để chúng ta diễn đạt cho người khác hiểu. Thường chúng ta hay kể chuyện dong dài, mà Ông Cha ta nói là "Nói dài, nói dai thành nói dở" ở trong phần mở đầu không những sẽ làm tiêu tốn thời gian mà còn làm tụt cảm hứng của người nghe.
1/ Đây là phương pháp đòi hỏi chúng ta phải dày công rèn luyện, chúng ta cần tích lũy về vốn sống và cả vốn từ để chúng ta diễn đạt cho người khác hiểu. Thường chúng ta hay kể chuyện dong dài, mà Ông Cha ta nói là "Nói dài, nói dai thành nói dở" ở trong phần mở đầu không những sẽ làm tiêu tốn thời gian mà còn làm tụt cảm hứng của người nghe.
2/ Đối tượng người nghe sẽ có khuynh hướng nghe, cảm nhận, tiếp thu thông tin theo nhiều cách khác nhau nên cách kể chuyện của ta phải khác nhau sao cho phù hợp cho từng đối tượng.
Những cách thức giúp kể chuyện hay:
Thứ 1: Tạo ra đối thoại trong câu chuyện.
Thứ 2: Bức tranh càng sinh động, thật nhiều màu sắc.
Thứ 3:Hãy vẽ ra bức tranh bằng lời càng chi tiết càng tốt giúp người nghe sống trong bức tranh ấy.
Căn phòng đó có những vật dụng gì, cách thức sắp xếp ra sao? Bạn đứng ở vị trí nào? Người ngồi nghe gồm những ai? Bạn sẽ dung những ngôn từ gì? Phản ứng từ người nghe?...vân vân và vân vân. Nhớ giúp Quốc: càng chi tiết càng tốt.
Thứ 4: Tạo ra những nút thắt,gỡ, tình tiết gây cấn trong câu chuyện. tình tiết kịch tính và bước ngoặt câu chuyện, trong kể chuyện có 2 yếu tố quan trọng hấp dẫn: éo le mâu thuẫn (kiểu 2 anh em yêu chung một người) hoặc nghịch cảnh (kiểu nhà nghèo nhưng đẹp trai hay kiểu nhà giàu mà cô đơn.)
Để có được câu chuyện hay, hãy đóng khung khoảnh khắc quyết định vào khoảnh khắc lựa chọn. Nhưng việc lựa chọn giữa cái tốt và cái xấu luôn hiển nhiên và chẳng khó khăn gì. Nên đổi lại, hãy nói về những lựa chọn giữa 2 cái tốt, thậm chí giữa 2 cái xấu. Và để them phần hồi hộp, hãy chia sẻ bạ đã lờ đi lựa chọn đó như thế nào khi tình hình dần phức tạp hơn.
Á thì có thêm kiểu gặp sư phụ và bí kiếp là bước ngoặt.
Mỹ thì có thêm kiểu anh hùng cứu thế giới.
Thứ 5: Chúng ta nên sử dụng những động từ, tính từ, trạng từ có khả năng miêu tả trực quan, sinh động.
VD: Trước khi đọc phần ví dụ Anh, Chị, Em làm theo Quốc trước đã nhé.
Anh Chị Em hít 1 hơi thở thật sâu, rồi từ từ từ thở ra cách nhẹ nhàng, nhẹ nhàng….okie, rất tốt. Rồi, bây giờ cùng Quốc đọc chậm rãi đoạn văn dưới, chú ý các từ ghi hoa và hình dung ra bức tranh ấy luôn nhé:
“ Mặt trăng tròn từ từ nhô lên sau lũy tre. Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao lấp lánh như những con đom đom nhỏ. Ánh trăng dịu mát tỏa xuống, chảy loang cả lên mặt đất, trên các cành cây ngọn cỏ … Không gian mới yên tĩnh làm sao ! Chỉ còn tiếng sương đêm rơi lốp bốp trên lá cây và tiếng côn trùng rả rả trong đất ẩm. Chị gió chuyên cần nhẹ nhàng bay làm rung mấy ngọn xà cừ ven đường…”
Thứ 6: Ngữ điệu và ngôn ngữ cơ thể
Đặt sự nhấn nhá trong ngữ điệu có sự lên – xuống, trầm – bổng. Đồng thời cộng với những điệu bộ, cử chỉsao cho ăn khớp với những động từ, tính từ đó thì chắc chắn sẽ tạo ra hiệu ứng rất cao nơi người nghe và làm người nghe “như đang sống” trong “thước phim” đó vậy.
Thứ 7: Một thông điệp một bài học
Có thể bạn rút ra cả núi bài học từ 1 câu chuyện, nhưng chỉ cần chọn 1 bài học duy nhất thôi nhé.
Anh có đọc qua cuon sach storytelling skills, góp ý tiếp nối em nhé:
Câu chuyện nên Build Value và thêm Câu chuyện em nên thêm: lúc nhỏ người anh giỏi giang thông minh,....em thì yếu, chậm,.. nhưng người anh cuối cùng vẫn thất bại.
Lớp trẻ hơn thì thêm tình tiết: cô gái đẹp chân dài xuất hiện chọn người em dù nghèo vì muốn sống trong tích cực....
Hoặc kiểu Mỹ: ngươi em vô tình đi học khoá thầy Quốc ve tích cực, sau đó thay đổi cuộc đời trở thành diễn giả luôn! (Gặp sư phụ và trở thành anh hùng).
Nguồn: Nguyễn Thành Quốc
Nguyễn Thành Quốc
Anh là người sáng lập và điều hành Tâm Tâm Training từ 1/2016. Tâm Tâm Training là tổ chức đào tạo được tin yêu, tập trung nghiên cứu và triển khai những giải pháp về phát triển năng lực trình bày/thuyết trình/đào tạo/huấn luyện/diễn thuyết/hùng biện dành cho các cá nhân và tổ chức.
Anh là người sáng lập và điều hành Tâm Tâm Training từ 1/2016. Tâm Tâm Training là tổ chức đào tạo được tin yêu, tập trung nghiên cứu và triển khai những giải pháp về phát triển năng lực trình bày/thuyết trình/đào tạo/huấn luyện/diễn thuyết/hùng biện dành cho các cá nhân và tổ chức.
Các chương trình huấn luyện tiêu biểu được anh Nguyễn Thành Quốc thiết kế và trực tiếp đào tạo
- Thuyết Trình Từ Tâm
- Ứng Khẩu Từ Tâm
- Nhà Đào Tạo Từ Tâm
- Nhà Cố Vấn Từ Tâm
- Huấn luyện Chuyên sâu 1 kèm 1
- Con Tự Tin - Con Trình Bày Bản Lĩnh
Công thức góp phần tạo nên thành công trong đào tạo của anh Nguyễn Thành Quốc gói gọn trong trong 4 chữ T: Từ Tâm - Tâm Lý - Tâm Huyết - Truyền Cảm Hứng
Chia sẻ:
Bình Luận