Thể Hiện Cử Chỉ, Điệu Bộ Khi Trình Bày
Cử chỉ
Chúng ta đều có cánh tay và bàn tay và Chúa biết hẳn chúng ta nên làm gì với chúng. Hãy sử dụng chúng để làm rõ ý đồ của bạn. Hãy có những cử chỉ tại những thời điểm thích hợp trong bài thuyết trình. Chúng sẽ mang lại ý nghĩa cũng như sự thư giãn cho khán giả.
Tôi tin rằng hầu như mọi cử chỉ đều ích lợi nào đó cho đến khi chúng khiến người xem bị phân tâm. Đến lúc đó, hãy ngừng lại. Xem chính bạn trong video quay lại là một cách tốt để biết chính xác những cử chỉ của bạn đang là quá ít hay quá nhiều. Nếu không làm được như vậy, hãy nhờ ai đó quan sát và lắng nghe buổi tập của bạn. Họ có thể giúp ích rất nhiều.
Sử dụng cơ thể bạn để truyền đi thông điệp. Mọi người thường hỏi tôi về ngôn ngữ cơ thể và động thái đó là hoàn toàn chính xác. Tôi không phải là người quá tin vào “những thông điệp không lời” của ngôn nữa cơ thể, nhưng chắc chắn, việc di chuyển, biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ và bất cử điều gì khác chúng ta làm với cơ thể của mình sẽ giúp tạo ra sự kết nối với khán giả. Bạn có nhớ 55% thông tin người ta thu được từ các bài thuyết trình là nhờ Thị giác không?
Vật dụng hỗ trợ có tính trực quan. Bất kỳ thứ gì có trên bàng, màn chiếu, thẻ bìa, bảng giấy lật hay vật dụng có thể tạo ra điểm nhấn, nghỉ nhờ thu hút sự chú ý của khán giả trong một, hai khoảnh khắc. Nhưng điểm cần là thông điệp. Tôi muốn bạn là ngôi sao. Chứ không phải màn chiếu. (Lúc này, có lẽ ai đó sẽ nghĩ: “ Nhưng sản phẩm của tôi mới là ngôi sao chứ”. Không hẳn đâu. Thực tế, bạn được sản phẩm là lý do tại sao chúng ta thực hiện bài thuyết trình này nhưng để khách hàng có thể mua được sản phẩm, họ phải cảm thấy bạn xứng đáng đã).
Việc bạn hiểu được điều đơn giản này là hết sức quan trọng. Bạn là thông điệp. Bất kể sản phẩm của bạn có tốt đến đâu, nếu khách hàng không tin bạn, không tín nhiệm bạn, họ sẽ không chấp nhận sản phẩm đó. Một trong những chức năng quan trọng của cấu trúc bài thuyết trình chính là nó đóng vai trò như một thiết bị cho phép người khác tạo ra một ý kiến về chúng ta, đánh giá chúng ta và cuối cùng quyết định liệu họ có tin tưởng chúng ta hay không.
Hết tuần này đến tuần khác, khắp mọi miền trên nước Mỹ, tôi phải lập lại câu nói: “ Bạn thật sự rất giỏi, Slide của bạn thì tệ kinh khủng”. Lặp đi lặp lại, hết lần nàu đến lần khác. Chúng ta đã nói về những vấn đề liên quan đến các slide ở đâu đó nhưng không bao giờ là thừa cả. Các slide vốn là những công cụ hỗ trợ mọi người tính trực quan chứ không phải để cạnh tranh sự chú ý của khán giả với người trình bày. Khi chúng ta chiếu một thứ gì đó lên màn hình, khán giả sẽ làm gì?
Họ sẽ đọc nó. Và nếu bạn có rất nhiều chữ nghĩa trên đó, họ sẽ cố gắng đọc cho bằng hết và lờ bạn đi. Thậm chí tệ hơn, họ sẽ đọc các slide trước khi bạn bắt đầu nói đến những ý tưởng trình bày trên đó. Thế là sự ngắt kết nối khủng khiếp xảy ra trong phòng và tất cả đã di chệch hướng. Điều này xảy ra như chuyện thường ngày ở huyện vậy.
Hiệu ứng tương tự cũng xảy ra khi bạn phát cho khán giả tài liệu để theo dõi trong khi bạn thuyết trình. Họ sẽ đọc tài liệu. Họ sẽ đọc trước cả trang. Những người hứng thú với chi phí sản xuất sẽ giở tiếp để thử tìm ra trang trình bày phần ngân sách. Họ sẽ ngừng lắng nghe bạn. Nếu bạn muốn phá vỡ bất kỳ kết nối con người nào giữa mình và khán giả, hãy nhớ phát cho họ một thứ gì đó để xem, hoặc chiếu lên một loạt slide với rất nhiều gạch đầu dòng và chữ nghĩa kín mít. Họ sẽ nhanh chóng hết hứng thú với bạn.
Nguồn: Trích từ Nghệ Thuật Thuyết Phục Đỉnh Cao
Chia sẻ:
Bình Luận