Ngôn ngữ cơ thể - Body Language

Hiểu được giao tiếp không lời:
Bạn đã bao giờ rơi vào trường hợp thật sự không tin vào điều ai đó đang nói? Bạn cảm giác rằng có điều gì đó không ổn hoặc giả dối ở đây? Có thể nói “Có”, kỳ thực trong thâm tâm của họ lại ngầm phủ định chuyện đó.
Sở  dĩ có hiện tượng người này nói một đằng người kia hiểu một nẻo đều là do ngôn ngữ cơ thể gây ra cả. Vì thế để hiểu chính xác và hiệu quả được ý người khác khi giao tiếp với họ, trước hết bạn hãy tập làm quen với các dấu hiệu cũng như biểu hiện của loại ngôn ngữ này đã.
Đôi khi chúng ta có thể dễ dàng nhận ra chúng, nhưng đôi khi lại không. Nói một cách chi tiết, sự vận động, cử chỉ, nét mặt hay thậm chí thay đổi tư thế đều bộc lộ phần nào đó về con người chúng ta, và những gì chúng ta giấu trong lòng đều có thể biểu hiện ra bên ngoài.
Nắm bắt được ngôn ngữ cơ thể và ý nghĩa chúng, bạn có thể “nhìn thấu” được người khác và hiển nhiên điều đó tạo ra cho bạn lợi thế to lớn hơn họ khi giao tiếp. Hơn nũa, nếu bạn thành thạo trong việc thấu hiểu người khác, bạn cũng có thể làm tốt trong việc chuyển giao thông điệp của mình đến với họ chính xác, tránh để các ngôn ngữ cơ thể gây ra hiểu lầm đáng tiếc.
Tôi chắc rằng  ai mà chẳng  có lần lời nói cửa miệng và biểu hiện cơ thể lại mâu thuẫn với nhau. Loại ngôn ngữ không lời này có ảnh hưởng không nhỏ tới với đề đối nhân xử thế của ta đối với người khác, và ngược lại người khác đối với ta.
Ấn tượng đầu tiên và sự tự tin
Thử nhớ lại lần đầu tiên bạn gặp ai đó tại công sở hoặc lần cuối cùng bạn theo dõi một bài trình bày thuyết trình của họ.
Ấn tượng ban đầu của bạn là gì?  Bạn có thấy sự tự tin nơi họ không? Bạn có muốn tiếp xúc với họ không? Và bạn có bị thuyết phục không?
Có 2 trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: Họ sải bước vào phòng, bạn chào họ và cả hai bắt tay thật chặt .
Trong suốt quá trình giao tiếp, bạn để ý thấy họ luôn duy trì giao tiếp bằng mắt , nét mặt mà cả cử chỉ thoải mái nhẹ nhàng, cởi mở.
Trường hợp thứ hai: Họ rụt rè đi vào, chào hỏi mà không nhìn vào mắt bạn, bắt tay nhưng cái bắt tay lại thật  ủ rũ . Trong lúc đầu cả hai đang nói chuyện họ cứ nhìn đâu đâu, nét mặt thì toát lên vẻ căng thẳng, cử chỉ và điệu bộ thì cứng nhắc, gò bó.
Khi bạn quan sát một ai đó, bạn có thể đánh giá người đó có tự tin hơn hay không bằng cách kiểm tra xem những biểu hiện sau:
Biểu hiện của người tự tin:
  • Tư thế: Đứng thẳng lưng.
  • Giao tiếp mắt: luôn duy trì cộng với nụ cười thường trực trên môi
  • Cử chỉ của tay: Chậm rãi và rõ ràng.
  • Âm lượng giọng nói: Vừa phải.
Nắm được những điều này, bạn không những có thể “giải mã” được người khác mà còn vận dụng cho bản thân trong một số trường hợp cần thiết.
Ví dụ, bạn chuẩn bị có một bài thuyết trình lớn hoặc sắp tham dự  một cuộc họp quan trọng nhưng không đủ tự tin. Vậy tại sao lại không “trang bị” sự tự tin tạm thời cho mình bằng nhũng kiến thức ở trên.
Những cuộc họp mặt thử thách và sự phòng ngự
Đã bao giờ bạn tham diwj một cuộc họp mặt quan trọng và đầy khó khắn. Có thể đó là một buổi kiểm duyệt khả năng làm việc hoặc một  buổi tối thương lượng ký kết hợp đồng chẳng hạn,vv… Sẽ thật may mắn nếu bạn gặp đối tác cởi mở, lắng nghe lẫn nhau để luôn suôn sẻ đi đến kết quả tốt đẹp sau cùng.
Nhưng nếu dễ như thế thì chẳng phải nói, thường thì đối tác sẽ ở trạng thái phòng ngự và không thực sự chú ý đến điều bạn nói. Nếu chuyện này diễn ra trong một buổi họp thẩm định, bạn phải nhắc nhở đồng nghiệp thay đổi hành vi của họ, rằng bạn rất mong họ có thái độ hợp tác với những gì bạn đang cố gắng truyền đạt.
Một số dấu hiệu chứng tỏ người nói chuyện với bạn đang ở tư thế phòng ngự là:
  • Tay, cánh tay thu lai sát cơ thể.
  • Rất ít biểu lộ cảm xúc nét mặt.
  • Cơ thể có xu hướng tránh xa bạn.
  • Hai cánh tay bắt chéo trước ngực.
Bằng cach nhận biết những biểu hiện trên, bạn có thể thay đổi cái bạn đang nói đến và cách bạn truyền đạt vấn đề đó để khiến người đó cũng thay đổi thái độ của họ theo một hướng tích cực hơn.
Tương tự, nếu bạn cũng thấy cảm nhận mình hơi phòng ngự trong cuộc đàm phán, hãy nhớ điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể sao cho phù hợp hoàn cảnh khi đấy, rằng bạn đang thật sự cởi mở và tiếp thu vấn đề đối tác đang thảo luận.
Phỏng vấn, thương lượng phản hồi
Bạn sẽ làm gì khi được hỏi một câu hỏi hay? Liệu bạn có suy nghĩ một chút trước khi trả lời không? Đây là hai trường hợp có thể xảy ra:
Một là bạn sẽ xổ toẹt câu trả lời mà không cần suy nghĩ, hai là bạn suy nghĩ cẩn thận câu hỏi trước khi đưa ra đáp án. Với trường hợp thứ hai, bạn sẽ chiếm được cảm tình của người hỏi vì bạn cho thấy họ được rằng câu hỏi của họ đủ hay để trả lời sau khi để mất thời gian cân nhắc.
Ứng xử như vậy ở bất cứ buổi tuyển dụng hay thương lượng nào cũng đều gây ra dấu hiệu tích cực đối với người hỏi. Một số biểu hiện người tập trung cho câu hỏi:
  • Mắt nhìn về hướng khác đi và chỉ quay trở lại tiếp xúc với mặt người hỏi khi trả lời.
  • Vuốt cằm.
  • Tay đặt lên má.
  • Nghiêng đầu, mắt nhìn lên trên.
Như vậy, cho dù bạn là người hỏi hay là người trả lời, đây là những cử chỉ chắ chắn đúng cho trường hợp thứ hai ở trên.
Không nên vơ đũa cả nắm!
Như tôi đã nói trên, mỗi người là một cá thể khác nhau và có thể những biểu hiện cơ thể bạn thấy nó lại chẳng giống như bạn nghĩ. Điều này thường xảy ra do khác nhau giữa thói quen của mỗi người và đặc biệt là vẻ mặt văn hóa của từng vùng. Vì vậy, để chắc chắn rằng phản đoán của bạn là đúng, bạn có thể dùng những phép thử như hỏi những câu hỏi chi tiết, tìm hiểu người đó kỹ hơn.
Để luyện tập và trau dồi kỹ năng nhận biết ngôn ngữ cơ thể, bạn cần dành thời gian quan sát những người xung quanh bạn. Những người đó có thể là hành khách trên xe bus, trên tàu lửa, hoặc trên TV nhưng không bật tiếng, để ý cách họ ứng xử với người khác. Trong lúc đang quan sát, cố gắng đoán xem họ đang nói những gì hoặc chuyện gì đang diễn ra giữa họ. 
Cho dù bạn không có cơ hội kiểm tra rằng mình đúng hay sai, bạn cũng thu nhập được kha khá kỹ năng quan sát rồi đấy và sẽ giúp bạn nhạy hơn trong việc chớp lấy các tín hiệu của ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp với người khác.
Mẹo:
Khi thành thạo việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể, người ta thường dùng nó để diễn đạt rõ thông điệp mà họ đang truyền tải hay củng cố thêm sức mạnh cho những gì họ đang nói.
Trong một vài trường hợp thì điều này chấp nhận được. Bạn có thể đeo lên mặt một chiếc mặt nạ can đảm khi sắp đi gặp một ai đó hay chuẩn bị thuyết trình. Tuy nhiên, nó lại phản tác dụng nếu bạn cố gắng thuyết phục ai đi ngược lại với mong muốn của họ. Tại sao? Vì có thể bạn bị “gậy ông đập lưng ông” vì không điều khiển được những cử chỉ của mình. Việc này sẽ mất đi niềm tin cũng như sự tín nhiệm của người đó một cách nghiêm trọng.
Điểm cốt lõi của ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể dóng vai trò cực kỳ quan trọng khi chúng ta giao tiếp và có thể phản ánh khá chính xác những gì thực sự diễn ra bên trong chúng ta.
Ngôn ngữ cơ thể bao gồm chuyển động cơ thể, những cử chỉ (chân, tay, bàn tay, đầu và thân), tư thế, căng cơ giao tiếp mắt, da đổi màu (ứng đỏ) và thậm chí cả nhịp thở, sự tiết mồ hôi. Chưa hết còn có thêm tốc độ, cao độ và sự thay đổi của giọng nói.
Nên nhớ một điều rằng ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể có thể khác nhau giữa những cá nhân và giữa những quốc tịch, văn hóa khác nhau. Do nó thiên biến vạn hóa như vậy cho nên bạn cần “giải mã” những tín hiệu đã được học trên đây trước khi đưa ra kết luận sau cùng, bằng cách đặt câu hỏi và tìm hiểu kỹ đối tượng.
Nguồn: Sưu Tầm Từ Internet.
Chia sẻ:

Bình Luận