Giọng Nói - Bí Quyết Thu Hút Trong Nghệ Thuật Thuyết Trình

Tại sao người thuyết trình cần có một giọng nói thu hút?
Giống như ca sĩ lên sân khấu muốn chinh phục người nghe giọng hát là yếu tố tiên quyết. Người thuyết trình cũng như vậy, giọng nói cũng là yếu tố đầu tiên quyết định thành công. Cảm nhận đầu tiên của người nghe chính là lúc bạn cất tiếng. Chỉ với ba lý do sau đây, bạn sẽ suy nghĩ lại về tầm quan trọng của giọng nói trong kỹ năng thuyết trình cũng như sử dụng giọng nói làm sao để đạt được hiệu quả khi nói chuyện trước đám đông:
Người nghe phải nghiêng mình để có thể lắng nghe bài thuyết trình của bạn hoặc họ phải nhờ người bên cạnh “thuyết minh” để hiểu được những gì bạn đang nói.
Tương tự như thị giác, sự kích thích về thính giác cũng ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình phản hồi cũng như tác động của bài thuyết trình tới công chúng.
Hãy coi diễn thuyết trước đám đông là một hoạt động thể chất giống như các môn thể thao. Bạn hãy làm nó bằng tất cả sự cố gắng của mình. Không nên nghĩ rằng giọng nói là điều không thể thay đổi, hãy tập luyện khả năng phát âm hàng ngày và bạn sẽ nhận được kết quả mà mình mong muốn.
Dù bạn có ăn mặc đẹp đến đâu, phần giới thiệu hay thế nào và nội dung chuẩn bị tốt đến mấy nhưng khi bạn cất tiếng với một giọng lanh lảnh hoặc yếu ớt lại còn đều đều như ru ngủ thì buổi thuyết trình cũng coi như bỏ đi. Cũng với nội dung như vậy cộng thêm chất giọng dễ nghe, trầm bổng như có giai điệu trong kỹ năng thuyết trình bạn sẽ hoàn toàn chinh phục người nghe.
Kỹ năng thuyết trình: 3 yếu tố quyết định để có một giọng nói khỏe, thu hút.
Có lần tôi nghe một diễn giả trẻ đang thử micro cho buổi nói chuyện trước một hội nghị đông người. Những người ở cuối phòng tiếp tục kêu lên, “Xin nói to lên,” “tăng âm lượng lên.” Bảo người khác nói to lên và việc nói to lên không tạo ra một giọng nói khỏe. Ba thành phần cốt lõi để có giọng nói khỏe: Tính cách, Nhiệt huyết và Thể lực giọng nói. Hai thành phần trước tự bạn có thể đạt được không khó. Cái thứ ba, khó hơn, nhưng nhờ luyện tập và ý thức thì cũng thành.
Tính cách
Tích cách là món quà độc nhất bạn chia sẻ với người nghe. Tính cách là dấu ấn độc đáo mà tư tưởng để lại trên giọng nói, giúp phân biệt giọng nói này với giọng nói khác và tiết lộ những bí mật về cái tôi riêng của bạn. Giọng nói của bạn thể hiện cho người nghe biết bạn là ai.
Nhiệt tình
Nhiệt tình là sức mạnh kết hợp giữa chủ ý cộng với nội dung và tính cách. Chúng ta đã nói về tính cách, thế còn sự chú ý và nội dung thì sao?
Nội dung đơn giản là điều bạn cần nói, phải nói. Đó là thông điệp, từ ngữ, câu chữ, ý tưởng thể hiện ra ở hình thức nói. Chủ ý, mặt khác, là những gì bạn tính trong đầu và muốn biến nó thành hiện thực. Đó là lý do tại sao bạn có mặt trước đám đông để nói, và điều bạn muốn nhắm đến, muốn hoàn thành. Khi chủ ý, nội dung và tính cách phối hợp chặt chẽ nhau, chúng ta có nhiệt tình. Và chỗ nào có nhiệt tình, chỗ đó có chuyện lạ lùng mạnh mẽ xảy ra.
Khi một diễn giả nói với nhiệt tình, họ tạo ra được một hình ảnh mạnh mẽ đi vào lòng người. Vì lý do đó, các diễn viên được đào tạo để diễn có nhiệt tình, cảm xúc.
Nếu chủ ý thiếu rõ ràng, nếu nó tương phản với thông điệp của bạn và thậm chí với lý do người ta nghĩ bạn ở đó, sức mạnh giọng nói sẽ giảm thiểu và bạn sẽ mất người nghe.
Thể lực của giọng nói
Giọng nói khỏe là khả năng sản xuất một âm thanh vang rung và biết cách điều tiết hơi tốt.
Bởi vì âm thanh di chuyển trong không khí, nên sự rung động và không khí mật thiết kết hợp nhau trong giọng bạn. Kỹ năng mềm điều khiển giọng nói quan trọng bởi vì chính không khí làm cho giọng nói hoạt động. Khi bạn thở ra, không khí di chuyển từ phổi qua khí quản. Rồi nó đi qua các nếp gấp trong thanh quản, nối các cơ ở đó lại với nhau. Khi nó rung lên, âm thanh xuất hiện. Bạn dùng cổ họng, lưỡi, môi và hàm để chỉnh hình các âm thanh đó thành các từ ngữ, lời nói.
Nếu ai đó nói bạn nói to lên, thì có một cơ hội tốt bạn sẽ dùng nhiều không khí hơn khi bạn gia tăng âm lượng của mình. Nhưng nói to hơn đôi khi cũng đồng nghĩa với thét lên – và bạn cũng liều mình làm mệt đừ giọng nói. Đúng hơn thì khi người ta đề nghị, bạn nên đứng thẳng lên, hít sâu và dài, dùng nhiều không khí hơn để chuyên chở âm thanh khi bạn nói to lên, nhưng đó là một quá trình luyện tập rất dài, thậm chí dành cho cả những người có chất giọng khỏe khoắn. Ở đây, bạn chỉ cần biết “phóng giọng” là gì để làm cho đúng.
Tuyệt chiêu luyện tập để có một giọng nói thuyết trình hiệu quả.
1. Rèn luyện âm vực
Tiếng nói của con người có 3 cung bậc: Cao, trung và trầm. Người thuyết trình thường dùng giọng trung những lúc giải thích và ít sôi nổi. Giọng cao để thể hiện lúc tò mò, nhiệt huyết và ham muốn. Giọng trầm để thể hiện những suy nghĩ sâu xa, gợi ý... Không có gì khiến khán giả chán nản bằng việc cả buổi thuyết trình chỉ dùng một giọng.
Bí quyết thuyết trình hiệu quả, âm vực thấp, tức là giọng trầm là tốt nhất. Giọng trầm được cho là biểu thị cho sức mạnh và thể hiện sự chân thành, đáng tin cậy. Rất nhiều diễn giả đã khổ luyện để có làm trầm giọng của mình. Một số thậm chí còn uống trà nóng trước khi thuyết trình để tạo ra chất giọng vang và trầm ấm.
Một số tips luyện tập:
  • Hát dưới vòi hoa sen: Hãy để phổi và thanh quản của bạn có cơ hội được “luyện tâp” và điều đó sẽ tăng thêm sức mạnh cho giọng nói của bạn.
  • Hãy tập luyện giọng nói của mình ở tất cả các cung bậc từ cao nhất tới thấp nhất. Bạn không cần phải phát âm ra một cách rõ ràng mà chỉ cần “Hừm” để luyện tập thang âm.
  • Đọc ra miệng: Việc đọc ra miệng các câu truyện thiếu nhi là cách tốt nhất để bạn luyện tập ngữ điệu của mình một cách đơn giản và thoải mái nhất.
2. Điều chỉnh tư thế đứng
Một tư thế đứng chuẩn sẽ giúp bạn điều hòa được hơi thở và cường độ âm lượng một cách tốt hơn. Các chú ý về tư thế đứng để có một giọng thuyết trình to, rõ:
  • Đứng thẳng lưng, hai vai đẩy ra phía sau và cằm hơi nâng về phía trước.
  • Đứng cân bằng cơ thể và hông hơi nghiêng nhẹ 45% về bên trái hoặc phải.
  • Thực hành nâng và thả lỏng vai để thư giãn nhẹ nhàng.
  • Hãy tưởng tượng bạn đang đứng cân bằng với một cuốn sách đặt trên đỉnh đầu.
  • Thi thoảng hơi nghiêng đầu về các bên để giúp thư giãn các cơ hàm.
  • Nới lỏng cơ hàm để thư giãn cổ họng, thả lỏng cơ vai và cổ để làm tăng tính cộng hưởng của âm thanh.
3. Điều phối hơi thở
Hơi thở tốt sẽ giúp tăng tính cộng hưởng cho giọng nói của bạn. Những cố gắng “gằn giọng” để tạo tiếng vang âm vực sẽ khiến cho giọng nói của bạn mang tính căng thẳng. Kỹ thuật quan trọng đầu tiên là thở bụng. Thở bụng giúp người thuyết trình giữ được sức khoẻ, giọng nói vang xa, âm lượng đủ lớn có sức lực hơn nữa nó còn giúp cải thiện sức khoẻ.Luyện tập thở bụng thế nào?
Bắt đầu bạn phình bụng về phía trước. Động tác này giúp thành ngực hạ xuống làm cho phổi tăng sức chứa. Sau đó đưa bụng về vị trí cũ khi bạn thở ra hoặc bạn nói. Bụng đẩy không ra ra miệng và làm tiếng của bạn tăng lên. Rồi bạn lại phình bụng về phía trước, rồi lại đẩy ra.
Tập thở hàng ngày theo cách: Hít một hơi vào rồi đếm từ 1 đến 5, sau đó thở ra, tiếp tục đếm từ 1 đến 5 rồi lại hít vào. Dần dần bạn có thể nâng cao mức độ luyện tập bắng cách đếm đến 10 hoặc có thể cao hơn nữa.
4. “Nuôi dưỡnggiọng nói
Việc ăn quá muộn và ăn những thức ăn giàu năng lượng sẽ gây ra tình trạng niêm mạc tiêu hóa và điều này sẽ ảnh hưởng tới giọng nói của bạn.
Không nên dùng café hoặc socola, chúng sẽ khiến cho cơ thể bạn bị mất nước.
Nước chanh ấm sẽ giúp bạn “bôi trơn” cổ họng một cách hiệu quả.
5. Nhấn mạnh bằng nhịp điệu
 
Nhịp điệu là tốc độ lời nói của bạn. Những người nói nhanh thường có khả năng tư duy nhanh nhạy và hiểu biết hơn, do đó tạo được uy tín, sự tin cậy và thuyết phục được khán giả.
Tốc độ nói trung bình của chúng ta là 100 – 120 từ/phút, trong khi khả năng nghe lại cao gấp 3 lần (theo Wiki). Nghĩa là nếu ta chỉ nói với tốc độ trung bình, khán giả sẽ còn thời gian để suy nghĩ những lập luận phản biện. Nói nhanh sẽ khiến tâm trí người nghe bị cuốn theo và không thể tập trung vào điều đó. Chú ý các mẹo sau:
  • Duy trì sự chú ý của thính giả và nhấn mạnh vào những ý chính bằng cách tăng tốc độ giọng nói.
  • Khuyến khích thính giả đồng ý hoặc chấp nhận quan điểm của bạn bằng cách tăng tốc độ.
  • Nói chậm lại khi muốn nhấn mạnh tới mức độ, sự quan tâm, hoặc hỏi ý kiến thính giá về một vấn đề nào đó.
6. Nhấn mạnh thông qua lên xuống ngữ điệu
Cùng một câu nói nhưng khi nhấn giọng ở những vị trí khác nhau, bạn sẽ tạo ra nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau. Khán giả sẽ không nhận ra đâu là vấn đề quan trọng trong bài thuyết trình của bạn nếu không nhấn giọng. Các lưu ý sau sẽ giúp bạn có một giọng nói thu hút khi thuyết trình:
  • Thu hút sự quan tâm của công chúng bằng cách cao giọng để nhấn mạnh sự phấn khích, bất ngờ, tạo niềm tin vào những gì bạn đang nói.
  • Sử dụng âm điệu thấp để nhấn mạnh vào mức độ, sự quan tâm, hay khi bạn đang tỏ ra là mình trầm ngâm, suy nghĩ.
  • Di chuyển ngữ điệu từ thấp tới cao để dẫn dắt suy nghĩ của thính giả.
  • Vào mỗi cuối câu hỏi bạn nên lên giọng và xuống giọng ở những câu kết thúc.
  • Đôi khi, một khoảng lặng có thể giúp bạn vừa thu hút sự tập trung của thính giả vừa có thời gian cho bạn uống một ngụm nước nhỏ.
Kết luận:
Dân gian có câu: “Người thanh, tiếng nói cũng thanh. Chuông kêu chuông đánh, bên vành cũng kêu” cho thấy tầm quan trọng của giọng nói trong đời sống hàng ngày. Đối với một người diễn giả, giọng nói góp phần trăm không nhỏ trong thành công của bài thuyết trình. Thông qua các phân tích và chỉ dẫn rèn luyện giọng nói trên đây, hy vọng các bạn sẽ tập luyện chúng thường xuyên bên cạnh các kỹ năng thuyết trình khác để giọng nói của mình được tự nhiên và có sức thuyết phục, thu hút người nghe.
Nguồn: Sưu tầm Internet
 
Chia sẻ:

Bình Luận