Giao Tiếp Ánh Mắt – Kỹ Thuật Quyền Lực Nhất Trong Trình Bày (Phần 2)

Chúng ta đã lặp lại rất nhiều lần rằng việc trình bày một cách hiệu quả hoàn toàn nằm ở việc tạo ra một kết nối cảm xúc.
Cảm xúc đó là chìa khóa để thuyết phục khách hàng . Để được như vậy , chúng ta phải sử dụng đôi mắt của mình hết sức hiệu quả bởi như chúng ta đều đã từng nghe nói , đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn . Điều đó hoàn toàn đúng. Người ta nhìn thẳng vào mắt người khác khi họ muốn kết nối.
Một điều khác nữa xảy ra : Khi giao tiếp bằng mắt hiệu quả , bạn sẽ khiến khán giả chú ý tới bạn nhiều hơn . Những người ngồi trong khán phòng nhìn thấy bạn đang giao tiếp bằng mắt với đồng nghiệp của mình nên họ sẽ nhìn bạn chăm chú , đón trước khoảnh khắc bạn đưa mắt nhìn sang họ. Và như vậy là bạn đã kết nối với họ được rồi đấy.
Tôi không ngừng nhắc đến giao tiếp bằng mắt hiệu quả . Vậy ý của tôi là gì ? Nhìn vào mắt người khác trongmột khoảng thời gian vừa đủ. Không quá dài cũng không quá ngắn. Bạn có thể cảm nhận được bao nhiêu là đủ, đặc biệt nếu phối hợp những gì đang nói với thời gian giao tiếp bằng mắt cũng như thời gian ngắt, nghỉ.
Khi đủ, bạn sẽ thấy tự nhiên và thoải mái.
Một lợi ích quan trọng khác của giao tiếp bằng mắt hiệu quả chính là nó cho khán giả biết bạn nắm chắc những kiến thức của mình và bạn đang tự tin.
Như chúng ta đã nói đâu đó bên trên, con người có phản ứng với sự tự tin.
Bạn phải tránh việc thay đổi ánh nhìn từ người này sang người khác quá nhanh. Tôi gọi đây là Lướt và quét và nó chẳng nói lên được điều gì ngoại trừ: “Tôi đang hồi hộp và không chắc lắm về bản thân hay điều mình đang nói”. Đó không phải thứ chungs ta muốn.
Đừng liếc qua một ai đó rồi nhanh chóng chuyển mắt sang một nơi khác để nhìn vào mắt một ai khác nữa. Một cách vô thức, điều đó bạn làm ở đây đã nói với người đầu tiên rằng họ không quan trong và do đó, không đáng được bạn chú ý (giao tiếp bằng mắt). Cho nên, một khi đã nhìn vào mắt ai đó, hãy nhìn họ đủ lâu đễ giao tiếp bằng mắt hiệu quả.
Nói về mức độ quan trọng tương đối giữa những người trong khán phòng, tôi thường được đề nghị phân chia sự chú ý của mình cho từng người trong tổ chức của khách hàng. Câu trả lời của tôi là hãy trao đi yêu thương. Bạn có  thể bắt đầu với sếp nhưng hãy đảm bảo rằng mình cũng trao vô vàn yêu thương cho những nhân viên của người đó. Đây không chỉ là hành động đúng đắn mà còn hết sức thông minh. Trừ khi sếp là một người tự cao tự đại đang lặng lẽ quan sát bạn có tôn trọng những người dưới quyền mình hay không. Họ muốn biết bạn có tôn trọng họ hay không. Nếu bằng cách nào đó, bạn lại thể hiện rằng mình không coi trọng họ - và việc không nhìn thẳng vào mắt họ là một dấu hiệu tương đối rõ ràng cho điều này – họ sẽ khiến bạn phải trả giá sau này.
Điều tương tự cũng xảy ra với những khán giả nội bộ. Có thẻ những người hơn bạn vài cấp bậc trong công ty cũng như nhưng người ngang bằng bạn ngồi rải rác trong khán phòng. Hãy san sẻ tình yêu cho họ.
Khi nói đến những buổi họp khách hàng bạn và những đồng nghiệp của mình sẽ làm gì khi một trong những thành viên trong nhóm đang trình bày? Hãy hình dung ra hành vi mà bạn muốn khán giả cuẩ mình bắt chước. Tức là ngồi nghe chăm chú, gật đầu tán thưởng và mỉm cười khi đồng nghiệp của bạn đang thực hiện nhiệm vụ của anh ấy. Đó là sự hỗ trợ lớn nhất cho anh ta và cho những khán giả còn lại thấy họ nên cư xử  như thế nào. Điều quan trọng là bạn muốn họ biết bạn thích đồng nghiệp của mình và bạn đồng ý với những gì anh ấy nói. Nếu không thấy điều này một cách rõ ràng, họ sẽ bắt đầu băn khoăn và một khi khách hàng bắt đầu băn khoăn cũng có nghĩa là họ đang tiến gần tới quyết định từ chối hơn.
Sử dụng giao tiếp bằng mắt hiệu quả là một trong những cách nhanh nhất để người khác nhìn nhận bạn là một diễn giả giỏi nhưng nó còn quan trọng bởi một lý do khác: sự tín nhiệm. Nó nói rằng bạn đang trình bày sự thật. Đó là lý do tại sao họ đang nhìn vào mắt bạn và quyết định rằng bạn tin tưởng vào những gì mình đang nói.
Một lợi ích của việc giao tiếp bằng mắt với một số diễn giả là nó có xu hướng làm họ chậm lại và tập trung vào từng cá nhân tỏng phòng. Tôi đã chứng kiến nhiều diễn giả chuyển biến từ người nói nhanh và phân tán sang những nhà hùng biện mạnh mẽ đơn giản nhờ sử dụng giao tiếp bằng  mắt.
Hãy đầu tư một chiếc điều khiển từ xa để thay đổi slide trên màn hình thay cho việc cúi xuống và ấn nút “tiến”. Tôi biết rằng điều này có vẻ sơ đẳng nhưng ban sẽ ngạc nhiên khi biết số lượng công ty quảng cáo không có chuếc điều kiển như vậy trong phòng hội thảo. Không có nút điều khiển, bạn phải cúi xuống vào nhấn nút.
Việc này phá vỡ giao tiếp bằng mắt với khán giả tại hai thời điểm quan trong nhất trong slide của bạn – câu đầu tiên và câu cuối cùng. Việc có một đồng nghiệp “điều khiển” máy tính giúp chúng ta sẽ chẳng khá hơn là bao. Vậy nên hãy mua chiếc điều khiển. Học cách sử dụng nó, học cách di chuyển nó quanh phòng và thay đổi slide mà không cần nhìn lên màn hình chiếu. Điều này sẽ khiến bạn có dáng vẻ của một phù thủy đối với khán giả bởi hầu hết diễn giả dành khá nhiều thời gian để kiểm tra xem chính xác slide nào đang hiện lên màn hình chiếu bất cứ lúc nào. Và rồi họ kiên tục quay lại nhìn màn hình chiếu, thậm chí dù slide không thay đổi và vẫn y hệt như lần cuối họ nhìn. Hành động này kiến khán giả bối rối và khiến khán giả có vẻ như một người đang lo lắng, không biết mình đang làm gì. Việc thi thoảng nhìn vào slide là có thể chấp nhận được nhưng ngay sau đó hãy quay trở lại giao tiếp bằng mắt một cách hiệu quả với những người trong khán phòng.
Trong cuộc đời, chúng ta đã từng trải nghiệm qua những tình huống người khác yêu cầu chứng tâ, một cách trực tiếp hay gián tiếp, ningf vào mắt họ và kể cho họ nghe câu chuyện của mình. Điều tươn tự cũng xảy ra trong các bài thuyết trình.
Vậy nên hãy nhìn vào mắt họ kể họ nghe sự thật của bạn.
Hãy chậm lại một chút. Cư thư thả mà trình bày. Thay đổi cao độ và cường độ giọng nói. Di chuyển quanh phòng. Mỉm cười khi phù hợp. Chiệu trách nhiệm về khán phòng. Và giành lấy điều mà bạn muốn.
Nguồn: Trích từ sách Nghệ Thuật Thuyết Phục Đỉnh Cao
Chia sẻ:

Bình Luận